Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt sẽ khác với kỹ thuật nuôi chiến kê bình thường. Gà đá cựa sắt đòi hỏi phải có quy trình huấn luyện khắt khe hơn và thể lực bền bỉ hơn. Vậy nên, cách nuôi cũng sẽ khó hơn và đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn. Vậy kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt như thế nào là hiệu quả và thành công nhất? Hãy cùng VN138 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt khỏe

Gà cựa sắt đòi hỏi phải có hình thể rắn chắc, không quá ốm và cũng không quá mập. Đồng thời, gà đá cũng phải có được thể lực tốt để có thể giữ được cựa sắt và đưa ra được những pha đá hiểm khiến đối thủ bị hạ gục. Khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt, quan trọng nhất vẫn phải cho gà ăn đúng với chế độ. Và để nuôi gà đá cựa sắt khỏe, anh em có thể áp dụng 2 chế độ sau đây:

31 1Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt khỏe

Vỗ béo gà

Vỗ béo gà chính là giai đoạn đầu tiên khi nuôi gà cựa sắt. Ở giai đoạn này, anh em chỉ nên nhốt gà trong chuồng và không được thả gà ra ngoài. Vậy nhưng khi nhốt gà, anh em cần nhốt mỗi con 1 lồng, không nên để cho chúng nhìn thấy nhau. Sau đó, có thể cho chúng ăn theo chế độ: 

  • Lúa: ít nhất là 2 cử 1 ngày, cho gà ăn liên tục cho đến khi gà không ăn nữa thì thôi.
  • Rau: 1 cữ trên 1 ngày.
  • Mồi: cho gà ăn cách ngày, có thể chọn giữa dế, sâu hoặc thịt bò.
  • Sử dụng vitamin B1, B2 mỗi ngày. Vitamin A, D3 và E cách ngày. Phartino 5 ngày/ 1 viên. 

Giảm mỡ gà

Sau khi đã vỗ béo cho các chiến kê, anh em cần thực hiện giai đoạn giảm mỡ gà. Trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt, đây được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng. Giai đoạn này sẽ mang tính quyết định đến vóc dáng và thể lực của chiến kê. Anh em có thể giảm dinh dưỡng của gà như sau: 

  • Thả rông mỗi ngày 3 lần, mỗi lần là 20 phút và tránh thả vào chiều tối bởi điều này có thể làm gà bị ốm. 
  • Quần bội khoảng 2 lần trên 1 ngày và mỗi lần không nên quá 10 phút. 
  • Lúa: 140 hạt trên 1 ngày
  • Rau: cho gà ăn thoải mái đến khi không ăn nữa thì thôi.
  • Mồi: vẫn là dế, sâu hoặc thịt bò nhưng giảm số lượng chỉ còn 1/3.
  • Vitamin B1 và B2 vẫn uống đều mỗi ngày. Vitamin B6 và B12 uống 3 ngày 1 viên.  VitaminA, D3 cách ngày 1 viên. 

Bên cạnh đó, anh em có thể áp dụng chế độ huấn luyện mỗi ngày bằng cách bịt mỏ và cựa của chúng khoảng 10 phút, sau đó thì cho gà tập đá chuyên cựa khoảng 30 lần. Cuối cùng, thả rông gà  trong lồng khoảng 10 phút

Chuồng trại nơi gà sinh sống

Có nhiều cách để chọn vị trí đặt và xây dựng chuồng gà khác nhau. Và các kiểu chuồng cũng khá đa dạng, từ chuồng bằng tre nứa, chuồng bằng vải bạt cho tới chuồng bằng bê tông lưới B40, chuồng Cọp,… Nhưng loại chuồng phổ biến nhất sẽ phải kể đến chuồng được xây bằng xi măng và gạch ống.

32 1Chuồng trại nơi gà sinh sống

Dù bạn có sử dụng kiểu chuồng nào đi chăng nữa cũng đều phải đảm bảo những điều sau:

  • Vệ sinh: Dọn dẹp chuồng là việc thường phải thường xuyên làm để đảm bảo vệ sinh cho chuồng gà. Tiêu độc và khử trùng ít nhất 2 tháng/lần.
  • Thiết kế: Chuồng gà phải được đảm bảo sự khô thoáng lúc ban ngày và kín gió vào buổi đêm.

Mồi và cách vô mồi cho gà đá

Những loại mồi có công dụng giúp cho gà được bổ sung đầy đủ các chất protein, chất đạm để giúp gà hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Mỗi một sư kê đều sẽ có cho mình một cách vô mồi cho gà đá cựa sắt khác nhau. Hiện nay, sư kê thường sử dụng các loại mồi sau đây để dùng cho gà đá:

  • Sâu(12k/100g): Kích thích sự hưng phấn cho gà khi tham gia thi đấu và kích thích cho gà thay lông, làm lông trở nên óng mượt hơn.
  • Lươn con (10k/~10 con): Giúp bổ sung máu cho gà đá.
  • Thịt bò (22k/100g): Giúp cơ của gà được phát triển tốt hơn.
  • Tép (7k/100g): Giúp gà trở nên chắc xương.
  • Cá chép con (13k/100g): Sử dụng cho gà đang cần giảm cân
  • Dế (17k/100g): Dùng trong những ngày trời giá rét rất tốt bởi nó giúp gà giữ nhiệt tốt hơn.

Cách chăm sóc gà đá cựa sắt

Với những ai nuôi gà đá cựa sắt đều có mong muốn rằng gà mình nuối mau lớn và đá có lực. Bởi những chú gà đá có lực thường sẽ dễ thắng và có sức khỏe hơn. Vậy nên, làm cách nào để gà đá ra có được lực nhất và mau lớn nhất? 

Để có thể làm được điều này, anh em cần cho gà ăn theo những chế độ phù hợp và tùy theo từng giai đoạn như sau: 

33 1Cách chăm sóc gà đá cựa sắt

  • Khi gà còn nhỏ: anh em nên cho gà ăn rau xanh, gạo và những loại mồi như giun, thịt bò, dế. Đồng thời, cho gà sử dụng vitamin để có thể nâng cao sức đề kháng.
  • Khi gà ở tầm trung: anh em có thể bổ sung thêm ngô tươi, thóc hoặc những loại đồ ăn khô. Hãy giữ nguyên chế độ ăn này cho đến khi gà gần ngày thi đấu. Đồng thời, anh em cũng cần lưu ý cho gà uống những loại vitamin để gà trở nên khỏe mạnh. 

Lời kết

Có thể thấy, để nuôi được gà cựa sắt là điều không hề dễ dàng. Hy vọng qua bài viết trên mà VN138 đã chia sẻ, anh em đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt để giúp gà khỏe mạnh và có sức để chiến đấu cao. Gà đá cựa sắt cần phải được chăm sóc một cách kỹ lưỡng hàng ngày, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự đầu tư và công sức vô cùng lớn. Vậy nên, hãy tìm hiểu thật kỹ và cẩn thận trong cách nuôi gà đá cựa sắt để gà của mình luôn khỏe mạnh nhé.