Nguyễn Quang Hải – cầu thủ được mệnh danh là “Messi Việt Nam” đã quyết tâm bước ra khỏi “Vùng an toàn”. Anh không tìm cơ hội ở những đội bóng khác tại Việt Nam mà chấp nhận đối mặt với những thách thức mới ở nước ngoài, dù đó là cuộc phiêu lưu có rất ít triển vọng và thành công.
“Vùng an toàn” của nền bóng đá Việt Nam
Quang Hải là quả bóng vàng của thế hệ 2018, lứa cầu thủ vụt sáng tại giải đấu ở Thường Châu, Trung Quốc. Đồng thời, duy trì được đỉnh cao cho tới thời điểm hiện tại. Nhiều người cho rằng đó là “Thế hệ kim cương” của Việt Nam khi vươn đến những chiến tích mà chưa có thế hệ nào của làng cầu nước nhà có được.
Xét về độ tuổi bình quân, Nguyễn Quang Hải vẫn còn 4-5 năm nữa để tận hưởng đặc quyền mà rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp khác không có được. Đó là một suất vào trong ĐTQG và hưởng tiền lương hàng trăm triệu mỗi tháng. Thế hệ của Quang Hải tạo ra “vùng an toàn” cho bóng đá Việt ở cấp độ ĐTQG.
“Vùng an toàn” của nền bóng đá Việt Nam
Thời điểm mà Việt Nam chúng ta thất bại trước Thái Lan ở vòng bán kết AFF Cup 2020, có rất nhiều chỉ trích đã tạo áp lực cho HLV Park Hang Seo và những học trò của ông. Thế nhưng ngay sau đó, chiến thắng 3 – 1 trước Trung Quốc ở vòng loại World Cup 2022 đã làm mọi thứ trở lại như cũ. Nhiều người tin rằng, bằng cách này hoặc cách khác, thế hệ của Nguyễn Quang Hải vẫn sẽ tạo ra được nhiều điều mới mẻ, kể cả khi không ai biết được rằng các cầu thủ có còn giữ được khát vọng và đam mê như những ngày đầu tiên hay không.
Không có ai dại gì thay đổi công thức chiến thắng và điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, với một nền bóng đá luôn phải tìm cách để vươn lên như Việt Nam. Nó có thể tạo ra một ảo giác, rằng chúng ta đang đứng trên ngọn đồi đầy hoa và cỏ xanh. Không ai muốn rời nơi đó vì ngại, chỉ cần bước ra là nơi đó không còn đẹp như cũ.
Đó cũng có thể là lý do mà nhà quản lý bóng đá Việt Nam đã quyết định tạm hoãn V-League tới 4 tháng để có đủ thời gian cho đội tuyển U23 thực hiện nhiệm vụ tại kỳ SEA Games 31 và VCK U23 châu Á năm 2022. Làm như vậy bởi vì không muốn các đội bóng trẻ thất bại ở 2 đấu trường này. Nói một cách khác, nếu như U23 Việt Nam không thành công thì sẽ kéo theo thất bại khác ở tương lai. Khi đã ở trong “vùng an toàn” thì rất khó để chấp nhận thất bại.
Càng có nhiều lý do để bóng đá Việt Nam ở yên trong vùng an toàn bởi vì suốt hơn 4 năm qua, làng bóng đá Việt Nam không thay đổi gì cả. Ngoại trừ các chiến tích của đội quân do HLV Park Hang Seo dẫn dắt thì V-League không có gì mới mẻ.
Quang Hải là quả bóng vàng của thế hệ 2018
Nguyễn Quang Hải mạnh mẽ bước ra “Vùng an toàn”
Nguyễn Quang Hải và người đại diện của anh đều lường trước được những rủi ro khi ra nước ngoài thi đấu. Từ Lê Huỳnh Đức, Công Vinh, Công Phượng, đến Đoàn Văn Hậu… sau quãng thời gian ngắn ngủi bước ra thi đấu ở nước ngoài là đà đi xuống của sự nghiệp. Nếu như biết trước điều đó thì có khi họ đã không xuất ngoại.
Nhưng Nguyễn Quang Hải đã chọn cách ra khỏi “vùng an toàn” đó, đây có khi là một sự dấn thân, sự dũng cảm. Có khi, anh biết nếu như có ở lại Việt Nam thì cũng không đi đến đâu!
Một cầu thủ thông minh và tài năng đến mức “quái” như anh chàng Quang Hải thì đủ khả năng để nhận thấy được sự đứng yên của bóng đá Việt. Nó có thể rất tốt với đa số, nhưng có khi lại kìm nén đi một tài năng như Nguyễn Quang Hải.
Trận đầu tiên tại V-League mùa này, không có Nguyễn Quang Hải thì Hà Nội FC bị cầm hòa. Trong trận thứ 2, chỉ cần anh đá trên sân mấy phút thì Hà Nội FC đã có chiến thắng đầu tiên nhờ vào bàn duy nhất đó. Hiểu một cách đơn giản rằng, Hà Nội FC cần anh để tạo ra “vùng an toàn” và bảo đảm chiến thắng khi cần thiết. Ngược lại, nếu như đặt mình vào vị trí của Quang Hải thì chúng ta có thể thấy chẳng còn thách thức nào cho bản thân anh cả.
Điều mà Quang Hải cần đó là sự cạnh tranh trong từng phút ra sân, sự gian khó khi tìm cách để đưa bóng vào lưới của đối phương, là sự thất bại để nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân, là một bước lùi để có thể nỗ lực hơn và khao khát hơn trước khi tiến thêm nhiều bước nữa.
Vùng an toàn hiện nay của thế hệ Nguyễn Quang Hải được tạo ra bởi giai đoạn khủng hoảng của bóng đá Việt Nam, giai đoạn 2011-2016. Đó là những thất bại cay đắng liên tiếp ở SEA Games năm 2011, 2013, 2015 và các giải đấu đầy sự ngờ vực ở mùa giải AFF Cup 2012, 2014, 2016. Chính vì thế, nếu như nền bóng đá vẫn chọn cách đứng yên thì sẽ vô cùng đáng tiếc.
Nguyễn Quang Hải mạnh mẽ bước ra “Vùng an toàn”
Lời kết
Câu chuyện xuất ngoại của Nguyễn Quang Hải là lời nhắc nhở sâu sắc cho các nhà điều hành bóng đá Việt Nam. Hãy tìm cách để thay đổi và bước ra khỏi vùng an toàn, thay vì tận hưởng nó rồi trao lại gánh nặng vinh quang đó cho người kế thừa. Đừng quên đăng ký và theo dõi VN138 để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất nhé!